Từ bao đời nay, cộng đồng người Thái đen ở huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) thường rỉ tai nhau về bài thuốc bí truyền của một bà lang có khả năng “hoàn sinh” cho những người nghèo mắc chứng nan y: Từ ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư dạ dày, tá tràng, cho đến ung thư vòm miệng. Chủ nhân của bài thuốc bí truyền đó là bà lang Lang Thị Quynh (60 tuổi).
Bà mế vùng cao
Tháng 8 ở huyện vùng cao Thường Xuân (Thanh Hóa) mưa trút xuống từng cơn xối xả. Gọi là thị trấn nhưng đường sá ở đây vẫn sình lầy, khó đi. Những con đường bêtông dẫn vào thị trấn bỗng chốc bùn lầy do trận mưa đêm cuốn theo đất, đá từ hai bên đường dội xuống. Nhưng tất cả những điều ấy cũng không ngăn nổi những bàn chân lội bùn trong rừng sâu để tìm về thị trấn. Gần hai tiếng đồng hồ băng rừng vượt dốc, chúng tôi mới đặt chân đến nhà bà lang Quynh. Một người đi rừng bảo: “Già Quynh nổi tiếng bốc thuốc chữa bệnh ở vùng này. Hàng ngày, người đến xin thuốc khá đông, trong nhà lúc nào cũng tấp nập người ra kẻ vào”.
Căn nhà sàn của bà Quynh nằm giấu mình trong con ngõ nhỏ ở khu 2, thuộc thị trấn Thường Xuân. Ngày mưa gió nhưng lượng người tới khám bệnh đông đúc chẳng kém ngày thường. Trong nhà bà, người bệnh ngồi tụm năm, tụm bảy ở gian giữa chờ bốc thuốc. Tranh thủ bốc thuốc cho bệnh nhân xong, bà Quynh trở lại gian chính tiếp chuyện cùng chúng tôi. Bà Quynh điềm đạm: “Mấy hôm nay trời đổ mưa, không phơi được thuốc. Nhiều người từ xa tới đây rồi về tay không, thấy mà tội nghiệp”.
Những trận mưa rừng càng dữ dội, trong căn nhà sàn nhỏ, bà Quynh lần dở câu chuyện về nghề lang. Vùng này có nhiều ông lang, bà mế nhưng ít người bám trụ lâu dài với nghề thuốc và gia đình bà Quynh thuộc số ít đó. Bà Quynh sinh ra trong một gia đình nghèo, đông con, cả cha và mẹ đều là người dân tộc Thái đen. Quê gốc của bà ở xã Yên Nhân, một xã vùng cao, hẻo lánh nhất của huyện Thường Xuân. Đây là nơi cư trú của cộng đồng người Thái đen. Gia đình bà Quynh từng trải qua 3 đời làm thuốc gia truyền chữa bệnh cho dân bản. Vì vậy, ngay từ nhỏ, bà Quynh đã sớm theo cha mẹ lên núi hái thuốc.
Theo lời bà Quynh, ở xứ này, nghề thầy lang được nhiều người kính trọng, mỗi khi ra đường mọi người đều kính cẩn chào hỏi. Nghề thầy lang thường đề cao danh dự nên từ nhiều đời nay, gia đình bà Quynh có một nguyên tắc chọn người kế nghiệp rất khắt khe. Dù là gia đình đông con, có cả trai, lẫn gái, nhưng người cha quá cố của bà Quynh rất công bằng khi chọn người kế nghiệp. Trước khi từ giã nghề thuốc, ông đã chọn ra một người duy nhất kế nghiệp mình. Người được chọn phải tự lên rừng lùng tìm cây thuốc đã được dạy, đồng thời phải chỉ rõ được công dụng, cách chữa bệnh của mỗi vị thuốc. Ngoài trí nhớ tốt, người kế nghiệp làm thầy lang còn phải có tâm, có đức.
Vốn theo cha lên rừng hái thuốc từ khi 10 tuổi, nên bà Quynh thông thạo các cây thuốc hơn so với các anh chị của mình. Vì thế, bà đã trở thành người kế nghiệp duy nhất của dòng họ. Sau 10 năm học bốc thuốc, bà có thể nhớ tên và công dụng của hàng trăm bài thuốc. Thậm chí, bà còn điều chế ra các bài thuốc quý với những công dụng khác nhau.
Những cây thuốc, thảo dược chủ yếu được hái trong rừng sâu, đem về rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô. Mỗi một loại bệnh sử dụng một bài thuốc khác nhau. Bài thuốc chữa ung thư gồm nhiều vị, ví như chữa ung thư gan có tất cả 7 vị (được gọi tên theo tiếng Thái) gồm: Chưa pót pao, chưa xán khéo, có mư phí, có pha khờ, có lếp meo, có khăm bắc, có lứa khóa.
Bài thuốc gia truyền của bà Quynh chủ yếu chữa các bệnh về xương khớp, dạ dày, xơ gan cổ chướng, viêm cầu thận… và cả ung thư. Thấy chúng tôi tỏ vẻ hoài nghi, bà Quynh lấy từ trong rương một cuốn sổ nhỏ ghi chép cẩn thận tên những bệnh nhân đến chữa bệnh, lấy thuốc. Trong số những bệnh nhân tới đây chữa, bà Quynh nhớ nhất là trường hợp của ông Hà Trung Ấn, người ở vùng Quan Hóa. Đây là bệnh nhân bị ung thư đầu tiên được bà Quynh cứu sống nhờ bài thuốc gia truyền.
“Thoát chết” án tử
Lần theo cuốn sổ khám bệnh của bà Quynh chúng tôi ngược dốc về chân cầu Phú Lệ, xã Phú Sơn, huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) tìm gặp nhân vật Hà Trung Ấn – người đã hồi sinh nhờ bài thuốc gia truyền chữa ung thư của bà Quynh. Khi gặp chúng tôi, ông Ấn rất khỏe mạnh, ít ai có thể tin được trước đó ông vừa “thoát ” khỏi án tử của căn bệnh ung thư. Ông Ấn lạc quan khi bắt đầu câu chuyện: “Tôi bị ung thư phổi lâu rồi nhưng cao số chưa chết được. Nếu chết thì đã lìa đời cách đây vài chục năm rồi”… Theo lời ông Ấn kể lại, trước kia ông là một thanh niên lực điền. Năm 20 tuổi, trong một lần đi rừng, ông bị một cây gỗ lớn đè sấn lên người, rơi xuống dòng sông Mã chảy xiết. Mấy ngày sau, ông Ấn tỉnh dậy và vẫn đi làm như thường. Sau lần tai nạn đó, ông Ấn trở nên chủ quan với sức khỏe của mình.
Do làm việc lao lực vì mưu sinh cơm áo, gạo, tiền, năm 2012, sức khỏe của ông Ấn có dấu hiệu suy kiệt: Da dẻ vàng vọt, toàn thân rệu rã, hay lên cơn ho hen, khó thở khi về đêm. Để đối phó với cơn bạo bệnh, ông Ấn thường sử dụng thuốc giảm đau liên tục, cứ 5 tiếng một liều. Thấy bất an, hai cha con ông Ấn khăn gói xuống Bệnh viện Lao phổi Thanh Hóa xét nghiệm. Bác sĩ ở đây kết luận, ông Ấn bị ung thư phổi, lá phổi bên trái mất đi hoàn toàn, còn lá phổi bên phải đang có dấu hiệu tổn thương. Tin dữ như sét đánh ngang tai, hai cha con ông Ấn tự chấn an rằng kết quả chẩn đoán nhầm. Ông lấy lại tinh thần tiếp tục ra Hà Nội khám lại và kết quả trùng khớp với lần đầu. Hai cha con “chết điếng” người khi cầm phiếu xét nghiệm. Để duy trì sự sống, ông Ấn phải điều trị bằng hóa chất suốt 3 tháng. Số tiền điều trị lên đến con số hàng trăm triệu đồng. Thời gian chữa trị ở Hà Nội đã bòn rút sức lực của người đàn ông “lực điền” ấy, chân tay mềm nhũn, râu, tóc lông tay, lông chân đều rụng sạch, ông gầy sọp chỉ còn da bọc xương.
Sau hơn 4 tháng điều trị, tình trạng sức khỏe của ông Ấn ngày càng nguy kịch. Các bác sĩ ở đây cũng “hết cách” và khuyên gia đình làm thủ tục xuất viện đưa ông Ấn về điều trị bằng thuốc lá nam để kéo dài sự sống. “Nghe tin bệnh viện trả về, người làng kéo đến hỏi thăm kín nhà. Nhìn ông thoi thóp bên giường ai cũng thương xót. Đang khỏe mạnh, phi thường bỗng dưng lăn ra đau ốm. Thực tình lúc đó chúng tôi chẳng biết nghĩ gì hơn là chuẩn bị lo hậu sự cho bố thật chu đáo”, chị Hương – con gái của ông Ấn kể lại.
Trong lúc tuyệt vọng nhất, gia đình chị Hương được một người trong làng mách đến tìm bà Quynh để bốc thuốc. Dù biết lúc này, bệnh tình của ông Ấn nguy kịch, sự sống chỉ trong gang tấc. Gia đình cũng đã chuẩn bị hậu sự cho ông, thầy mo cũng được triệu tập đến nhà để tính “ngày, giờ đi” của ông Ấn. Thế nhưng, sau gần 2 tháng uống thuốc của bà Quynh, sức khỏe của ông Ấn đã hồi phục, những cơn ho, hen, tức ngực cũng giảm dần.
Sau 3 tháng dùng thuốc, ông có thể đi lại bình thường, ăn uống điều độ hơn. Uống hết 6 thang thuốc của bà Quynh, ông khỏe mạnh hoàn toàn. Ông Ấn và con gái xuống bệnh viện tỉnh khám lại, các bác sĩ kết luận ông có nhiều chuyển biến tích cực, khó ngờ. Mặc dù còn một lá phổi nhưng sức khỏe hiện tại của ông vẫn bình thường. Ông Ấn cười khà khà nói: “Nhờ bài thuốc lá rừng của bà Quynh mà tôi kéo dài được tuổi thọ. Cả nhà ai cũng phấn khởi. Sau khi bệnh tình hồi phục, tôi và con gái đã lên Thường Xuân để cảm ơn bà Quynh”.
Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với bà lang Lang Thị Quynh, SĐT: 0946.217.111
Bài tiếp: Chữa khỏi ung thư cổ tử cung nhờ 10 thang thuốc của bà lang Quynh