Nhờ bài thuốc bí truyền chữa ung thư của người Thái, hơn 40 năm qua, bà lang Lang Thị Quynh (ở tiểu khu 2, thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) đã cứu chữa cho nhiều bệnh nhân từ cõi tử trở về.
Tây y “bó tay”
Căn nhà nhỏ của bà Chu Thị Tuyết (ngụ xóm 2, thôn Tây Chùa, xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) giòn tan những tiếng nói, cười. Kể từ khi thoát khỏi án tử ung thư, bà Tuyết trở nên lạc quan, phấn chấn hơn. Đón tiếp chúng tôi, bà Tuyết chia sẻ câu chuyện của một con người từng đứng trên bờ vực sự sống và cái chết.
Cách đây 3 năm, bà thường xuyên bị mưng mủ, đau rát âm đạo. Mặc cảm với căn bệnh “tế nhị”, bà không dám đến các cơ sở y tế để khám chữa. Đến cuối năm 2011, vùng kín ngày càng ngứa ngáy, ra huyết âm đạo, gây cảm giác khó chịu. Lấy hết can đảm, bà Tuyết khăn gói lên Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa để khám chữa. Tại đây, các bác sĩ chuẩn đoán bà Tuyết bị u nang cổ tử cung. Đây là một căn bệnh thường xuyên gặp ở phụ nữ, biểu hiện của bệnh là thường xuất hiện khí hư hoặc máu ở âm đạo, đau rát, ngứa. Các bác sĩ đã khuyên bà Tuyết nhanh chóng phẫu thuật cắt bỏ khối u sớm.
Gia cảnh khó khăn, vì vậy bà Tuyết xin bệnh viện khất lần một tháng để lo liệu viện phí. Trong thời gian về nhà, bà Tuyết cố gắng bươn chải để xoay tiền chữa bệnh. Để có tiền chạy chữa, gia đình đành mang cầm cố sổ đỏ, bán đi hai sào rau. Sau khi gom đủ tiền, bà vội thu xếp ra Hà Nội để phẫu thuật ngay. Thật trớ trêu, sau khi khám lại bác sỹ cho biết: Các khối u đã bị vỡ, không thể phẫu thuật được nữa, lý do là trong thời gian về nhà, bà Tuyết làm việc quá lao lực. Cách duy nhất để chống viêm, nhiễm là điều trị bằng thuốc lá nam.
Thời gian đầu, bà Tuyết thường sử dụng thuốc tây để chống chọi với cơn bệnh mỗi ngày. Nhiều lúc âm đạo đau buốt, vết thương lở loét, ra mủ khiến bà Tuyết “sống dở, chết dở”, mặt mày méo xệch, không đi đứng được. Suy nghĩ bi quan, bà gần như sống “tuyệt thực” để đối phó với cơn bạo bệnh. Đầu năm 2013, bà Tuyết phải nhập viện khẩn cấp trong tình trạng nguy kịch, cơ thể suy kiện, sức lực bòn rút.
Điều trị ở bệnh viện tỉnh được gần nửa tháng, bà Tuyết phải chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Sau hai tháng theo dõi, điều trị, bệnh tình của bà Tuyết ngày càng chuyển biến xấu. Theo phiếu xét nghiệm, bà Tuyết bị ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Tin dữ như sét đánh ngang tai, dường như bà không đủ sức để chống chọi với “án tử” này. Sang tháng thứ 3, bệnh viện trả bà về nhà mà không thông báo hướng điều trị tiếp theo.
Những ngày về quê, bà Tuyết tuyệt vọng vô cùng. Bà lôi toàn bộ đơn thuốc, phim chụp, kết luận của bệnh viện ra đốt. Tình trạng sức khỏe của bà ngày càng suy kiệt, da dẻ xanh xao, vùng âm đạo ra máu tê buốt. Mỗi lần đi vệ sinh là một lần “xát muối vào vết thương”. Bà không ăn, không uống, không đi lại được. Mọi chuyện sinh hoạt đều do mẹ chồng đảm đương.
Thấy bà Tuyết đau đớn, gia đình vội chuyển bà ra Bệnh viện K (Hà Nội) kiểm tra. Lúc này, căn bệnh ung thư cổ tử cung đã chuyển sang giai đoạn cuối. Bệnh viện đã tiến hành truyền dịch cho bà Tuyết. “Cái thứ truyền dịch ám ảnh tôi cả đời, mùi nồng nặc còn hơn thuốc sâu, tóc tai rụng hết. Con cái phải cách ly” bà kể. Bệnh tình của bà Tuyết chẳng khấm khá hơn là bao, trong khi số tiền điều trị từ khi phát bệnh đến nay đã ngót nghét 200 triệu đồng. Bà Tuyết xin xuất viện về nhà điều trị bằng thuốc lá nam.
10 thang thuốc “tiên”
Vốn quan niệm “có bệnh thì vái tứ phương”, gia đình chia nhau đi tìm các thầy lang để chữa trị cho bà Tuyết. Nghe người dân kháo nhau ở thị trấn Thường Xuân có bà lang bốc thuốc mát tay, nhiều người bệnh viện trả về uống thuốc của bà rất hiệu nghiệm. Thấy vậy, bà Tuyết cũng đến thử vận may. Sau khi xem bệnh án, bà Quynh bắt mạch, kiểm tra vết thương kỹ lưỡng rồi bốc 10 thang thuốc lá nam cho bà Tuyết. Bà Quynh dặn: “Mang về nhà sắc lấy nước, uống sau khi ăn cơm. Khi uống chỉ cần kiêng các loại nước”.
Thời gian đầu dùng thuốc nam, bà Tuyết vẫn đau âm ỉ, trong người mệt mỏi. Từ ấm thứ 3 trở đi, những cơn đau giảm dần và lượng huyết ra cũng ít hơn. Uống đến thang thứ 10, bà Tuyết không còn cảm thấy đau buốt, khó chịu ở vùng kín và sức khỏe khá lên nhiều.
Để dứt điểm cơn đau, bà Tuyết lấy thêm 60 ấm thuốc sắc uống và 60 ấm rửa. Nhưng mới dùng được một nửa số thuốc, sức khỏe của bà Tuyết đã bình phục trở lại, ăn uống điều độ, da dẻ hồng hào và tăng cân trông thấy. Hỏi về sức khỏe của mình hiện giờ, bà Tuyết cười giòn đáp: “Bây giờ người đã khỏe hẳn, không còn cảm giác của một người bệnh nữa. Hàng xóm sang chơi ai cũng lạ, họ không dám tin là tôi đã bình phục trở lại. Nhiều người còn tếu, nếu không gặp được bà Quynh thì giờ đã là giỗ đầu của tôi rồi”.
Cảm tạ trước đức thương người, tài bốc thuốc của bà Quynh, bà Tuyết đã nhận bà lang Lương Thị Quynh là mẹ nuôi.
Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với bà lang Lang Thị Quynh, SĐT: 0946.217.111