Tiếng lành đồn xa, giờ đây căn nhà số 28, đường Đinh Liệt, khu 2, thị trấn Thường Xuân, huyện miền núi Thường Xuân (Thanh Hóa) đã được nhiều bệnh nhân ung thư ở các tỉnh, thành phố tìm đến.
Căn nhà tuy không rộng, nhưng ngào ngạt thơm mùi thuốc. Ở đây, bao năm qua, lương y Lang Thị Quynh vẫn cần mẫn, trau chuốt, phối trộn từng cái rễ, lá, thân cây ở rừng xanh núi thẳm để cho ra những ấm thuốc nam chữa bệnh, giành lại sự sống và niềm vui cho người bệnh.
Người cựu chiến binh trở về từ cõi chết
Từng chứng kiến cảnh người thân kêu gào đau đớn, tuyệt vọng rồi ra đi vì căn bệnh ung thư quái ác, nên tôi hiểu được phần nào tâm trạng của những bệnh nhân ung thư đến phố huyện Thường Xuân tìm gặp lương y Lang Thị Quynh. Giữa một chiều hè hầm hập nóng rát miền sơn cước, tôi gặp ông Triệu Văn Duệ, quê ở xã Hy Cương, TP Việt Trì (Phú Thọ). Ông nói mình đã nhờ lương y Lang Thị Quynh chữa khỏi bệnh ung thư phổi. Lương y Quynh cũng nói bệnh của ông đã đỡ rất nhiều so với hơn 3 tháng trước ông đến lấy thuốc. Tôi bị lôi cuốn bởi câu chuyện của ông Duệ, nên hỏi thăm địa chỉ, rồi tìm đến nhà ông.
Dù tuổi cao, lương y Lang Thị Quynh vẫn thường ngày cùng con gái vào rừng tìm thuốc.
Nhà ông Duệ nằm ngay dưới chân Khu di tích Đền Hùng uy nghiêm, với những rặng cây um tùm tán lá. Ở đây, khu 6, xã Hy Cương, câu chuyện ông Duệ mắc ung thư phổi giai đoạn cuối chờ ngày lo hậu sự có rất nhiều người biết. Vợ ông, bà Hoàng Thị Bảy năm nay cũng đã gần lục tuần kể lại: Từ cuối năm 2018, ông thấy đau tức ngực, khó thở, da phù nề nên được gia đình đưa đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, rồi đến Bệnh viện Quân đội 108. Bác sĩ kết luận ông Duệ bị 6 u hạch ác tính ở phổi, đã di căn. Sau đó, gia đình đưa ông về để làm thủ tục chuyển tuyến xuống Hà Nội điều trị.
“Từ khi biết bệnh, chồng tôi suy sụp hẳn. Người gầy đi nhanh chóng, từ 58kg giảm chỉ còn lại khoảng 40kg. Thân thể chỉ còn da bọc xương, mắt sâu hoắm, tai rút lên” – bà Hoàng Thị Bảy vợ ông Duệ kể lại.
Cũng theo bà Bảy, khoảng gần 1 tháng sau đó, do không chuyển được bảo hiểm y tế về Bệnh viện 108, bà đã đưa chồng đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ điều trị. Tại đây, ông Duệ được bác sỹ chỉ định xạ trị.
Ông Triệu Văn Duệ ở xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã có thể làm được những công việc thường ngày sau những bị căn bệnh ung thư phổi hành hạ.
“Nhưng chồng tôi nói, sẽ không qua được cả liệu trình xạ trị, người yếu lắm rồi. Tôi nghĩ, anh ấy đã nói thế, vả lại nhà nghèo, chết đi để lại cho con cháu cả đống nợ thì sao đành. Tôi đành gạt nước mắt đưa chồng tôi về quê sống nốt những ngày tháng cuối cùng” – Bà Bảy sụt sụt trong nước mắt.
Những ngày cận Tết Nguyên đán Kỷ Hợi ở nhà ông Duệ kéo dài đằng đẵng trong đau buồn, ảm đạm. Bà con chòm xóm, người thân đến thăm như để nhìn ông lần cuối. Kể cả những đồng đội đã từng chiến đấu cùng ông ở mặt trận biên giới phía Bắc từ khắp nơi cũng tìm đến động viên. Còn ông, người gầy gò, xanh xao, yếu ớt cứ liên tục phải chồm người lên do những cơn đau hành hạ và những trận ho ra máu đặc.
Bà Bảy cho biết thêm, gia đình đã chuẩn bị hậu sự tươm tất. Không ai còn mong thêm điều gì, chỉ hy vọng đợi Tết xong ông mới được “đi”, để con cháu có thêm cái Tết trong đầm ấm.
Nhưng rồi, niềm vui tìm đến nhà ông cũng đột ngột như lần tử thần đến gõ cửa thông báo ông bị bệnh hiểm nghèo. Đó là một lần người con rể của ông Duệ lướt web đã tìm được hy vọng. Anh đã tạm nghỉ công việc hướng dẫn viên du lịch mấy hôm để vào Thường Xuân, Thanh Hóa tìm đường đến nhà lương y Lang Thị Quynh lấy thuốc lá nam.
Thế rồi, qua đi những ấm thuốc đầu tiên theo đúng liều lượng, kết hợp cả thuốc xoa bóp bên ngoài, ông Duệ đã bớt ho, người nhẹ nhõm. Đến ấm thuốc thứ 10, ông không còn sốt về chiều và đêm nữa. Ông ăn được, ngủ được. Đó cũng là lúc ông biết mình đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần, có thể ở lại với con cháu.
Ông Duệ tâm sự: “Nguồn thuốc nam của Việt Nam ta quý thật chú à. Ban đầu tôi cứ tưởng đùa, tưởng uống cầm hơi, ai ngờ thuốc tác dụng tốt đến thế. Coi như tôi đã thêm một lần nữa được sinh ra trong cõi đời này”.
Giờ đây, ông Duệ vẫn thường ngày lái chiếc xe máy chở những xe than tổ ông để bán cho quán hàng ở xã Hy Cương, trên dọc con đường có đông đảo con dân nước Việt hành hương về nguồn cội đất Tổ. Giao hàng xong, ông lại chẻ củi, hái rau, chuẩn bị cơm nước cho người vợ đi làm đồng trở về sau bữa trưa.
Giọt nước mắt hạnh phúc của nữ Điều dưỡng viên đa khoa
Trên hành trình tìm hiểu về tác dụng của những bài thuốc lá nam gia truyền của lương y Lang Thị Quynh tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân ung thư may mắn được “ở lại”. Trong số này có chị Nguyễn Thị Ngà ở khu 4, xã Đồng Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ; chị Chu Thị Tuyết, ở thôn 3, xã Hoằng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cùng mắc bệnh ung thư cổ tử cung; ông Lê Tài ở khu phố 3, thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi; ông Nguyễn Văn Tính ở thôn Hôm, xã Đào Viên, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh cùng mắc bệnh ung thư phổi; ông Trương Hữu Thuận (50 tuổi) ở thôn Vân Hòa, xã Cát Vân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa mắc bệnh ung thư lưỡi;… Dù giai đoạn, mức độ bệnh có khác nhau, nhưng họ đều dùng thuốc nam của lương y Lang Thị Quynh và đã khỏe mạnh như người bình thường.
Một người khác tôi gặp mà không thể quên được, là ông Lại Văn Hanh, ở số 147, đường Cam Lộ, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng. Tôi nhớ ông bởi ông hòa đồng, vui tính và có chút tài hoa của người đất cảng. Ông cũng bị ung thư phổi và phải tìm gặp Lương y Lang Thị Quynh. Nhưng bệnh của ông chỉ có người con gái, chị Lại Thùy Trang – Điều dưỡng đa khoa tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng biết rõ hơn cả.
Chị Trang kể: Năm 2014, bố chị được phát hiện sớm ung thư gan và đã phẫu thuật cắt bỏ khối u. Đến cuối năm 2018, khi gia đình đưa bố đi khám tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp thì phát hiện có khối u ở cuống phổi. Sau đó, gia đình đưa ông Hanh về tận Bệnh viện Phổi Trung ương. Tuy nhiên, kết quả vẫn không khác, ông bị ung thư giai đoạn 3 ở vị trí giữa hai cuống phổi.
“Ngày ấy sức khỏe bố tôi giảm sút rõ rệt, ho ra máu và sốt cao liên tục. Tuy nhiên, gia đình tôi vẫn động viên bố chờ làm thủ tục để sạ trị. Trong những ngày ấy, mẹ tôi tìm hiểu và lấy thuốc lá nam của lương y Lang Thị Quynh ở Thường Xuân, Thanh Hóa cho bố uống, cũng chỉ để cho tư tưởng thoải mái” – chị Trang kể lại.
Kể đến đây, đôi mắt của nữ Điều dưỡng đa khoa Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng sáng lên thấy rõ: “Quả thật tôi vốn không tin những ấm thuốc nam kia có thể chữa được bệnh cho bố tôi. Nhưng kết quả hoàn toàn khác, chỉ qua 3 ấm thuốc đầu, kết hợp giữa uống và đắp chườm lá nam, sức khỏe của bố tôi đã chuyển biến rõ nét, tích cực. Bố không còn ho ra máu nữa”.
Và rồi ông Hanh đã trở lại kỳ diệu. Từ một người bị ung thư hành hạ trong đau đớn quằn quại, gầy lọng khọng, ông đã sinh hoạt và làm công việc đời thường. Trước mắt tôi giờ đây là một người đàn ông rắn rỏi, lanh lợi, nước da hồng hào và đôi mắt sáng long lanh. Ông tếu: “Nếu không có thuốc lá nam của lương y Lang Thị Quynh ở Thanh Hóa, giờ chắc tôi đã xanh cỏ rồi”.
Ông Hanh cho biết: Cách đây gần 1 tháng, ông đi khám lại tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Các bác sĩ nói bệnh đã giảm hẳn và khuyên ông lần sau chỉ cần kiểm tra ở Hải Phòng, không cần phải đến bệnh viện chuyên khoa nữa.
Trở về trên con đường cao tốc Hải Phòng – Hà Nội mênh mông gió mát, trong tôi vẫn còn đọng lại nụ cười vô tư của ông Hanh và những giọt nước mắt hạnh phúc của con gái ông – chị Lại Thùy Trang. Tôi thầm nghĩ và hy vọng rằng tinh hoa nam Việt nước nhà sẽ còn giúp được nhiều hơn những bệnh nhân ung thư đang tuyệt vọng, đau đớn ở ngoài kia.
Và tôi lại nhớ đến câu nói của ông Lê Văn Đong – Trưởng phòng Y tế huyện Thường Xuân (Thanh Hóa): Lương y Lang Thị Quynh đã giúp nhiều bệnh nhân ung thư trở về từ cõi chết. Mong sao, các cơ quan chuyên môn, các nhà khoa học nghiên cứu những bài thuốc này để tìm ra những hoạt chất có thể cứu chữa cho nhiều bệnh nhân ung thư mà y học hiện đại còn lúng túng.
Lương y Lang Thị Quynh đã được Sở Y tế Thanh Hóa cấp Chứng chỉ Hành nghề y và được cấp phép thành lập Phòng chẩn trị y học cổ truyền Bà Quynh. |